Chuyển đến nội dung chính

Carlsberg – Wikipedia tiếng Việt


Bên trong của một trong những cửa Carlsberg


Carlsberg là tên Công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch, được J.C.Jacobsen thành lập năm 1847, trụ sở tại Copenhagen. Sau khi mua hãng bia Orkla ASA của Na Uy (tháng 1/2001), Carlsberg là hãng bia lớn thứ 5 thế giới. Công ty sử dụng trên 31.000 nhân viên. Sản phẩm của Công ty có mặt tại thị trường 60 quốc gia [2]. Sản phẩm chính của công ty là bia Carlsberg, nhưng cũng có nhãn hiệu bia Tuborg và các nhãn hiệu bia địa phương khác
[3]





Công ty được thành lập trong năm 1847 với nhà máy bia ban đầu ở Copenhagen, nhưng vị trí chật hẹp và vấn đề gây ô nhiễm môi trường, nên J.C.Jacobsen đã xin vua Đan Mạch cho phép dời tới Valby (cách trung tâm Copenhagen mấy km về phía tây, nơi có đường xe lửa đi qua. Ngày 10.11.1847 mẻ bia đầu tiên ra lò. Năm 1868 công ty bắt đầu xuất cảng bia ra nước ngoài. Năm 1875 công ty lập Phòng thí nghiệm Carlsberg, chuyên nghiên cứu hóa sinh, nhất là những gì liên quan tới sản xuất bia)Năm 1883 Phòng thí nghiệm này nuôi được men bia gọi là "Saccharomyces Carlsbergensis".

Con trai của J.C.Jacobsen là Carl Jacobsen cũng kinh doanh trong ngành. Năm 1871 người con thuê 1 nhà máy phụ của cha (ở Valby) để sản xuất riêng vì hai cha con không nhất trí về chất lượng của bia. Người cha cho rằng không thể rút ngắn thời gian ủ bia trong kho (ảnh hưởng tới chất lượng), nhưng người con muốn rút ngắn thời gian này để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 1880, J.C.Jacobsen không cho con thuê nhà máy phụ đó nữa. Carl liền xây 1 nhà máy mới ngay bên cạnh 2 nhà máy của cha. Quan hệ giữa 2 cha con không mấy tốt đẹp, mãi 19 năm sau khi cha chết, 2 hãng Carlsberg của cha và con mới hợp nhất (năm 1906)

Năm 1968 công ty mua nhà máy bia Wiibroe (bắc đảo Zealand) và bắt đầu lập nhà máy sản xuất bia Carlsberg ở nước ngoài tại thành phố Blantyre, (Malawi)[4]. Vài logo nguyên thủy của Carlsberg có hình Con Voi và Chữ Vạn (chữ thập ngoặc). Việc dùng logo chữ Vạn ngưng từ thập niện 1930 vì hình này liên quan tới đảng chính trị ở Đức.

Carlsberg cùng với hãng bia Scottish & Newcastle làm chủ hãng bia Baltic Beverages Holding, hãng này có 19 nhà máy, trong đó 10 tại Nga, 4 tại các nước vùng Baltic, 3 tại Ukraina, 1 ở Kazakhstan và 1 ở Uzbekistan.Carlsberg mua hãng bia Tuborg năm 1970[4], hãng bia nhỏ "Hannen-Brauerei" (Đức) (năm 1988) và hãng bia Tetley của Anh năm 1992. Công ty cũng có 1 nhà máy ở Ashkelon (Israel) và bắt đầu sản xuất bia từ năm 1994 cho thị trường này. Công ty cũng có 2 nhà máy bia tại Thượng Hải (sản xuất từ năm 1998) và Huizhou (Trung Quốc). Trước kia, công ty cũng có 1 nhà máy tại Hồng Kông, nhưng đã đóng cửa từ năm 1999 vì chi phí sản xuất quá cao. Năm 2000 công ty mua hãng bia "Fekdschlösschen" (Thụy Sĩ). Năm 2001 mua 60% hãng Orkla ASA (Na Uy) và tới năm 2004 mua trọn vẹn hãng này (14,8 tỷ krone Đan Mạch). Công ty cũng nắm hãng "Holsten-Brauerei" của Đức để có thị trường vững chắc ở Bắc Đức

Năm 2007, công ty sản xuất 82 triệu hl. bia, doanh thu đạt 104 tỷ krone Đan Mạch, lợi nhuận của công ty tăng 31% đạt 10,4 tỷ krone Đan Mạch[5].

Tháng 4 năm 2008 Carlsberg và hãng cạnh tranh Heineken International đã thỏa thuận mua hãng Scottish & Newcastle với giá 10,3 tỷ euro, do đó Carlsberg sẽ nắm 50% vốn của hãng Baltic Beverages Holding, hãng "Kronenbourg" của Pháp và hãng "Mythos" của Hy Lạp

Từ năm 2008, công ty đã dọn về thành phố Fredericia (đông nam bán đảo Jutland), ngoại trừ nhà máy nhỏ Husbryggeriet Jacobsen vẫn còn ở Valby. Hãng bia cũ ở Copenhagen đã từng đón tiếp nữ hoàng Elizabeth II và thủ tướng Winston Churchill của Anh tới thăm.



Qua các công ty con mà Carlsberg sở hữu toàn phần hoặc từng phần, công ty đã có thị phần ở nhiều nước và bán nhiều nhãn hiệu bia:


Ngoài ra còn liên doanh sản xuất bia Halida (Việt Nam), Chang Beer (Thái Lan), Okocim, Bosman (Ba Lan), Pan (Croatia), Saku Estonia), Skol (Brasil), Troy, Vole và Venüs (Thổ Nhĩ Kỳ)



Carlsberg là nhà bảo trợ chính cho:







Bản mẫu:OMX Copenhagen 20 campanies
Bản mẫu:Danish Beer






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Suleiman I – Wikipedia tiếng Việt

Süleyman I سلطان سليمان اول Sultan của Đế quốc Ottoman Kayser-i Rûm Người canh giữ Hai Thánh địa Khalip của Hồi giáo Họa phẩm được xem là của Titian, khoảng 1530. Sultan thứ 10 của đế quốc Ottoman Trị vì 22 tháng 9 năm 1520 – 5 tháng 9 năm 1566 (46 năm) Đăng quang 1520 Tiền nhiệm Selim I Kế nhiệm Selim II Thông tin chung Thê thiếp Hürrem Sultan Gülbahar Sultan Hậu duệ Tước vị Tước vị Hòa thượng Bệ hạ, Vua của Hoàng gia Osman, Sultan của các Sultan, Hãn của các Hãn, Người dẫn dắt các tín đồ và Truyền nhân của Ngôn sứ Vũ trụ, Người bảo hộ của ba thánh địa Mecca, Medina và Jerusalem,… (Xem chi tiết) Thân phụ Selim I Thân mẫu Hafsa Hatun Sinh 6 tháng 11 năm 1494 Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ Mất 5/6 tháng 9 năm 1566 Szigetvár, Hungary An táng Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye, Istanbul Tôn giáo Hệ phái Sunni của Hồi giáo Suleiman I (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān , tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Süleyman ; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman ) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 nă

1158 - Trong nhà hoặc ngoài trời tiếng ý Marble

Thương hiệu ý Decormarmi Kreoo dòng của đồ nội thất bằng đá cẩm thạch trong nhà và ngoài trời bây giờ là Stateside có sẵn thông qua Charles Luck. Các bộ sưu tập bao gồm khay Ngoc, giá vẽ, và tô, mà chi phí giữa $1.000 và $3.000. Hiển thị với các phụ kiện của Hansgrohe, các khay và bát có sẵn trong chín các viên bi khác nhau, bao gồm cả Bianco Estremoz, và easel gỗ đi theo tuổi cây tùng, Tro nhiệt, hay cây tùng tẩy trắng, trái.  Decormarmi của Kreoo bằng đá cẩm thạch dòng, $1,000 đến $3.000, 877-460-1222; charlesluck.com để biết thêm về những gì chúng tôi tình yêu, hãy nhấp vào đây. sofa gỗ sồi đẹp Trong nhà hoặc ngoài trời tiếng ý Marble

Charlemagne – Wikipedia tiếng Việt

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ , [2] ( phát âm tiếng Anh:  /ˈʃɑrlɨmeɪn/ ; [Carolus Magnus hay Karolus Magnus] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) , nghĩa là Đại đế Carolus ; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" ( Hoàng đế vĩ đại ) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank; [3] và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. [4] Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc