Chuyển đến nội dung chính

Quảng trường République – Wikipedia tiếng Việt



Tọa độ: 48°52′03″B 2°21′50″Đ / 48,867494°B 2,363786°Đ / 48.867494; 2.363786



Quận 3, 10, 11


Paris street enseigne top.svg



Quảng trường République (tiếng Pháp: Place de la République) nằm gần trung tâm thành phố Paris, điểm giao của ba quận: 3, 10, 11. Đây là một trong những quảng trường lớn của thành phố.





Quảng trường Cộng Hòa hình chữ nhật, dài 283 mét và rộng 119 mét. Là điểm gặp nhau của chín con đường, trong đó có các đại lộ lớn như Magenta, République, quảng trường có vai trò giao thông quan trọng. Bến giao thông công cộng ở đây cũng là một trạm tàu điện ngầm lớn.

Quảng trường Cộng Hòa được trồng nhiều cây xanh. Giữa quảng trường là bức tượng vinh danh nền cộng hòa, tay cầm nhánh ô liu. Phía dưới bức tượng lớn còn có ba bức nhỏ hơn vây quanh, tượng trưng cho Tự do, Bình đẳng và Bác ái. Quảng trường cũng là một khu phố tấp nập với các cửa hàng, hiệu ăn nhanh xung quanh.



Vị trí của quảng trường Cộng Hòa trước đây là pháo đài cửa ô Temple thuộc bức tường thành của vua Charles V từ thế kỷ 14. Giống với một số quảng trường khác của Paris như Nation, Italie... bức tường Thuế quan (Fermiers généraux) được xây dựng từ năm 1785 để kiểm soát hàng hóa vào Paris đi qua đây. Năm 1811, kỹ sư Pierre-Simon Girard cho trang trí một đài phun nước được gọi là Château-d'Eau, có nghĩa tháp nước.

Tới thời Đệ nhị đế chế, Paris được cải tạo lại, một vài con đường được quy hoạch về quảng trường République: đại lộ Magenta, Amandiers - ngày nay là đại lộ République - và đại lộ Prince-Eugène, ngày nay mang tên Voltaire. Một phần lớn các nhà hát của đại lộ Temple bị phá bỏ.

Năm 1866, Gabriel Davioud, kiến trúc sư của thành phố cho xây dựng các của hàng ở phía Bắc quảng trường. Tới năm 1867, Gabriel Davioud lại cho trang trí thêm một đài phun nước mang hình các con sư tử bằng đồng. Tới năm 1879, một cuộc thi tìm kiếm tác phẩm vinh danh nền cộng hòa được tổ chức. Hai em Léopold Morice và Charles Morice thắng cuộc. Bức tượng do Léopold thiết kế, chân tượng đài là của Charles. Còn các phù điêu phía dưới là của nhà điêu khắc Léopold Morice.[1] Lần đầu tiên tác phẩm được làm bằng thạch cao, nhân dịp 14 tháng 7 năm 1880. Tới 14 tháng 7 năm 1883, bức phù điêu thạch cao được thay bằng chất liệu đồng.



Quảng trường Cộng Hòa là một điểm giao thông quan trọng. Trạm tàu điện ngầm ở đây cũng mang tên République, có các tuyến số 3, 5, 8, 9 và 11. Trên quảng trường còn có trạm xe buýt các tuyến số 20, 56, 65, 75. Buýt đêm Noctilien có đến 6 tuyến đi qua quảng trường: N01, N02, N12, N23, N141 và N142.

Quảng trường Cộng Hòa là điểm gặp nhau các con đường:


  • Đại lộ Magenta

  • Phố Léon-Jouhaux

  • Phố du Faubourg du Temple

  • Đại lộ République

  • Đại lộ Voltaire

  • Đại lộ du Temple

  • Phố du Temple

  • Đại lộ Saint-Martin

  • Phố René Boulanger


  1. ^ Quand Paris dansait avec Marianne, 1879-1889, exhibition catalog, Musée du Petit Palais, Paris, 1989.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Suleiman I – Wikipedia tiếng Việt

Süleyman I سلطان سليمان اول Sultan của Đế quốc Ottoman Kayser-i Rûm Người canh giữ Hai Thánh địa Khalip của Hồi giáo Họa phẩm được xem là của Titian, khoảng 1530. Sultan thứ 10 của đế quốc Ottoman Trị vì 22 tháng 9 năm 1520 – 5 tháng 9 năm 1566 (46 năm) Đăng quang 1520 Tiền nhiệm Selim I Kế nhiệm Selim II Thông tin chung Thê thiếp Hürrem Sultan Gülbahar Sultan Hậu duệ Tước vị Tước vị Hòa thượng Bệ hạ, Vua của Hoàng gia Osman, Sultan của các Sultan, Hãn của các Hãn, Người dẫn dắt các tín đồ và Truyền nhân của Ngôn sứ Vũ trụ, Người bảo hộ của ba thánh địa Mecca, Medina và Jerusalem,… (Xem chi tiết) Thân phụ Selim I Thân mẫu Hafsa Hatun Sinh 6 tháng 11 năm 1494 Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ Mất 5/6 tháng 9 năm 1566 Szigetvár, Hungary An táng Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye, Istanbul Tôn giáo Hệ phái Sunni của Hồi giáo Suleiman I (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān , tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Süleyman ; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman ) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 nă

1158 - Trong nhà hoặc ngoài trời tiếng ý Marble

Thương hiệu ý Decormarmi Kreoo dòng của đồ nội thất bằng đá cẩm thạch trong nhà và ngoài trời bây giờ là Stateside có sẵn thông qua Charles Luck. Các bộ sưu tập bao gồm khay Ngoc, giá vẽ, và tô, mà chi phí giữa $1.000 và $3.000. Hiển thị với các phụ kiện của Hansgrohe, các khay và bát có sẵn trong chín các viên bi khác nhau, bao gồm cả Bianco Estremoz, và easel gỗ đi theo tuổi cây tùng, Tro nhiệt, hay cây tùng tẩy trắng, trái.  Decormarmi của Kreoo bằng đá cẩm thạch dòng, $1,000 đến $3.000, 877-460-1222; charlesluck.com để biết thêm về những gì chúng tôi tình yêu, hãy nhấp vào đây. sofa gỗ sồi đẹp Trong nhà hoặc ngoài trời tiếng ý Marble

Charlemagne – Wikipedia tiếng Việt

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ , [2] ( phát âm tiếng Anh:  /ˈʃɑrlɨmeɪn/ ; [Carolus Magnus hay Karolus Magnus] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) , nghĩa là Đại đế Carolus ; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" ( Hoàng đế vĩ đại ) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank; [3] và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. [4] Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc